watch sexy videos at nza-vids!
online counter
Anh Hùng Xạ Điêu - Hồi 1(a) : TaiHọa Bất Ngờ Nước sông Tiền Đường mênh mông, ngày đêm vòng qua thôn Ngưu Gia ở Lâm An không ngừngchảy ra biển lớn. Một dãy vài mươi cây bách ven sông lá đỏ như lửa, đang lúc tháng tám. Đồng cỏ quanh thôn đang bắt đầu úa vàng, dưới ánh tà dương càng thêm mấy phần hoang liêu. Dưới hai gốc tùng lớn có một đám thôn dân, đàn ông đàn bà vàkhoảng mười mấy đứa trẻ con đang tập trung lắng nghe một ông già gầy gò kể chuyện. Người kể chuyện khoảng năm mươi tuổi, mặc một chiếc trường bào màu xanh cũ đã bạc phếch biến thành màu chàm. Chỉ nghe y khuahai miếng phách gỗ hoa lê, tay trái cầm dùi đánh vào chiếc trốngtiểu yết mấy tiếng “Thùng thùng”, xướng: Đào con vô chủ tự ra hoa. Khói cỏ mênh mông bóng ác tà Mấy chỗ tường hoang quanh giếng cạn Trước đây vốn vẫn chốn thôn gia Người kể chuyện cầm phách gỗ khua lắc cắc mấy tiếng, nói: “Bài thơ thất ngôn này nói sau cơn binh lửa, những nơi vốn là nhà cửa đều trở thành hoang vu đổ nát. Mới rồi tiểu nhân đã kể gia đình Diệp lão hán bốn người bi hoan ly hợp, họp rồi lại tan, tanrồi lại họp. Bốn người bọn họ bị quân Kim làm chia lìa, cũng may mà lại đoàn tụ được, vô cùng vui mừng trở lại cố hương thì nhà cửa đã bị quân Kim đốt sạch, không biết làm sao đành tới Biện Lương tìm cách mưu sinh. Không ngờ trời mây gió khó lường, người rủi may chớp mắt. Bốn người bọn họ mới tới thành Biện Lương thì lại gặp một toán quân Kim kéo tới. Tên dẫn đầu đưa đôi mắt ba góc nhìn qua thấy Diệp Tam thư xinh đẹp bèn nhảy xuống ngựa ôm chặt lấy nàng hô hô cười rộ rồi nhấc nàng đặt lên ngựa, nói: “Tiểu cô nương, theo ta về nhà hầu hạ lão gia.”“Tiểu cô nương, theo ta về nhà hầu hạ lão gia.” Nhưng Diệp Tam thư đời nào chịu nghe, ra sức giẫy giụa. Tên võ quan Kim binh ấy nói: “Ngươi không chịu theo ta thì ta sẽ giết hết cha mẹ anh em ngươi!” Rồi giơ lang nha bổng lên đập luôn một nhát vào đầu Diệp Tứ lang, lập tức xương sọ vỡ toang óc bắn tung tóe chết ngay tại chỗ. Đúng là: Âm cảnh lại thêm hồn chết uổng, Dương gian chẳng thấy bóng trailành! Diệp lão hán và vợ sợ điếng người, nhào lên phía trước ôm xác con cất tiếng khóc lớn. Tên võquan kia lại nhấc lang nha bổng lên, mỗi nhát một mạng, tính luônhai người. Diệp Tam thư lại không kêu khóc mà nói: “Trưởng quan đừng nổi giận, ta theo ông về mà!”. Tên võ quan cả mừng, đưa Diệp Tam thư đi. Không ngờ Diệp Tam thư nhân lúc y không đề phòng, đột nhiên sấn lên tuốt thanh yêu đao của y, nhắm đúng tim y một đao phóng tới, nói thì chậm chứ lúc ấy rất nhanh, một nhát đao ấyđâm ra, nàng nghĩ đã báo thù được cho cha mẹ và em, không ngờ tên võ quan ấy chinh chiến lâu năm, võ nghệ cao cường, thuận tay đẩy một cái. Diệp Tam thư lập tức bắn ra. Tên võ quan vừa mắng một câu “Con tiện nhân?” thì Diệp Tam thư đã nhấc ngọn đao lên cứa ngang cổ mình một nhát. Đáng thương cho nàng: Dung nhan nguyệt thẹn hoa nhường Hồn thơm phút đã cửu tuyền xa chơi. Y kể một đoạn, xướng một đoạn, chỉ nghe đám thôn dân ai cũng nghiến răng nghiến lợi phẫn nộ than thở.Người ấy lại nói: “Các vị khách quan, thường có câu rất hay là: Làm người ăn ở phải hiền lành. Ba thước trên đầu có thánh thần. Làm ác nếu không còn báo ứng Hung đồ đã hại hết sinh linh! Nhưng quân Kim kia chiếm thiên hạ Đại Tống của chúng ta, giết người đốt nhà, hãm hiếp cướp bóc, không gì không làm mà vẫn không thấy chúng bị báo ứng gì cả. Chỉ trách vua quan Đại Tống chúng ta không chống lại. Trung Quốc xưa nay vốn nhiều quân lắm tướng nhưng vừa thấy quân Kim kéo tới đã hoảng hốt bỏ chạy, bỏ mặc bách tính chịu tai họa. Chuyện cả nhà gặp tai họa như gia đình Diệp Tam thư thì ở Giang Bắc quả thật có hàng ngàn hàng vạn, xảy ra như cơm bữa. Các vị sống ở Giang Nam, đúng là ở giữa thiên đường, chỉ sợ một ngày nào đó quân Kim sẽ kéo tới thôi. Đúng là thà làm chó thời bình còn hơn làm người thờiloạn. Tiểu nhân là Trương Thập Ngũ, hôm nay đi ngang quý địa, câu chuyện vừa kể hầu các vị khán quan mới rồi gọi là Truyện Diệp Tam thư tiết liệt.” Chuyện kể đã xong, xin phép được nghỉ. Rồi cầm hai miếng phách gỗ hoa lê lắc cắc lắc cắc khua loạn lên một hồi, đưa ra một cái mâm gỗ. Đám thôn dân cũng có người móc ra hai đồng ba đồng bỏ vào mâm, trong giây lát được khoảngsáu bảy mươi đồng. Trương ThậpNgũ cảm tạ, cất tiền vào tay nải, chuẩn bị lên đường. Trong đám thôn dân có một đại hán khoảng hai mươi tuổi bước ra, nói: - Trương tiên sinh, có lẽ ông từ phương Bắc xuống thì phải? Trương Thập Ngũ thấy người ấy thân thể cao lớn, mày rậm mắt to,bèn nói: - Đúng thế! Đại hán kia nói: - Tiểu đệ xin làm chủ, mời tiên sinh uống vài chén được không? Trương Thập Ngũ cả mừng nói: - Vốn không quen biết, đâu dám quấy quả. Đại hán kia cười nói: - Uống vài ba chén là quen thôi. Ta họ Quách, tên Khiếu Thiên. Rồi chỉ vào một hán tử mặt mũi trắng trẻo đứng cạnh nói:
- Vị này là Dương Thiết Tâm. Dương huynh đệ. Mới rồi hai người bọn ta nghe tiên sinh kể chuyện Diệp Tam thư quả thật rấthay nên có mấy câu muốn thỉnh vấn. Trương Thập Ngũ nói: - Nói thế làm gì?... Nói thế làm gì? Hôm nay được gặp hai vị Quách Dương đây, cũng là có duyên. Quách Khiếu Thiên đưa Trương Thập Ngũ tới một quán rượu nhỏđầu thôn, cùng ngồi vào bàn. Chủ quán là một người què, chống hai cái nạng châm rãi hâmhai vò hoàng tửu, sắp một đĩa đậu hủ, một đĩa đậu phụng rang mặn, một đĩa đậu hủ chiên, lại cắtthêm ba quả trứng muối mang racho bàn khách giữa cứa rồingẩng đầu nhìn mặt trời đang lặn phía chân trời, cũng không buồn nhìn ba người lấy một cái. Quách Khiếu Thiên rót rượu mời Trương Thập Ngũ uống hai chén rồi nói: - Đây là chỗ nhà quê, chỉ ngày mùng hai và mười sáu mới có thịt, không có gì uống rượu, xin tiên sinh đừng trách. Trương Thập Ngũ cười nói: - Có rượu là tốt rồi. Nghe khẩu âm của hai vị thì có lẽ cũng là người phương Bắc? Dương Thiết Tâm nói: - Hai anh em bọn ta vốn là người Sơn Đông. Chỉ vì không chịu nỗi sự hà hiếp của bọn chó Kim nên ba năm trước tìm tới đây, thích dân vùng này có tình nghĩa nên ngụ lại. Mới rồi nghe tiên sinh nóichúng ta ở Giang Nam cũng như đang ở thiên đường, chỉ sợ ngày nào đó quân Kim lại tới đây, ông nói quân Kim có qua sông không? Trương Thập Ngũ thở dài nói: - Giang Nam là trời đất phồn hoa, dưới đất đều là vàng bạc, ngước mắt là thấy gái đẹp, quân Kim ngày nào lại không muốn tới? Có điều họ tới hay không thì chủ ý không phải do nước Kim mà là do triều đình Đại Tống ở Lâm An. Quách Khiếu Thiên và Dương Thiết Tâm đều ngạc nhiên, đồng thanh hỏi - Sao lại lạ thế? Trương Thập Ngũ nói: - Bách tính Trung Quốc ta so với người Nữ Chân thì đông hơn gấptrăm lần. Chỉ cần triều đình chịu dùng trung thần lương tướng, chúng ta một trăm người đánh một người của chúng thì quân Kim làm sao chống được? Nửa mảnh giang sơn phía Bắc của Đại Tống chúng ta là do năm xưa ba cha con Huy tông, Khâm tông, Cao tông hai tay dâng lên cho người Kim thôi.Ba ông vua ấy trọng dụng gian thần, coi thường bách tính, các đại tướng ra sức chống Kim ai cách chức được thì cách chức, ai chặt đầu được thì chặt đầu, hai tay bưng giang sơn cẩm tú dâng lên, người Kim từ chối lại là không cung kính, đành phải nhận thôi. Từ nay trở đi nếu triềuđình vẫn còn trọng dụng gian thần thì đó chính là quỳ xuống mời xa giá của quân Kim tới, tại sao họ không tới chứ? Quách Khiếu Thiên giơ tay đập mạnh xuống bàn khiến cốc chén đũa bát nhảy tung lên, nói: - Đúng thế! Trương Thập Ngũ nói: - Nhớ năm xưa Huy tông Đạo Quân hoàng đế dốc lòng muốn trường sinh bất lão, muốn làm thần tiên, đám gian thần được dùng loại Thái Kinh. Vương Phủ toàn là bọn vô sỉ chuyên giúp vuavơ vét, như Đồng Quán, Lương SưThành chỉ là bọn thái giám chuyên bợ đỡ, như Can Cổu, Lý Bang Nhan là bọn lãng tử chuyên hầu hạ hoàng đế chơi bời. Đạo Quân hoàng đế không ngó ngàng gì tới chính sự, cả ngày nếu không cầu tiên học đạo thì phái người đi khắp nơi tìm kiếm các hoa khôi kỹ nữ. Một sớm quân Kim đánh tới trước mắt, y bó tay hết kế, co đầu rút cổ, đem ngai vàng truyền lại cho con là Khâm tông. Lúc ấy trung thần là Lý Cương đóng giữ kinh thành Biện Lương, đại tướng các nơi chỉ huy quân cần vương, quân Kim đánh không được, chỉ còn cách rút lui. Không ngờ Khâm tông nghe lời gian thần cách chức Lý Cương, lại không dùng các tướng giỏi có oai vọng quen cầm quân thì làm sao kinh thành không mất? Cuối cùng Huy tông, Khâm tông đều bị quân Kim bắt. Hai lão hôn quân ấy mình làm mình chịu cũng được đi nhưng lại làm hại lây tới hàng vạn vạn bách tính Trung Quốc chúng ta. Quách Khiếu Thiên, Dương Thiết Tâm càng nghe càng nổi giận. Quách Khiếu Thiên nói:
- Mối nhục lớn hai vua Huy Khâm bị quân Kim bắt trong niên hiệu Tỉnh Khang chúng ta đã nghe nhiều rồi. Thiên thần thiên tướnggì đó cũng nghe nói qua, chỉ là chuyện nói cho vui, chứ chẳng lẽ lại có thật sao? Trương Thập Ngũ nói: - Lại còn giả à? Dương Thiết Tâm nói: - Về sau Khang vương ở Nam Kinh nối ngôi làm vua, thủ hạ có các đại tướng như Hàn Thế Trung, Nhạc gia gia, vốn hoàn toàn có thể ra quân Bắc phạt, chodù không đánh thẳng tới sông Hoàng Long được thì muốn thu phục kinh thành Biện Lương cũng chẳng khó gì? Chỉ hận thằng gian tặc Tần Cối chỉ muốn nghị hòa, hại chết Nhạc gia gia. Trương Thập Ngũ rót rượu cho hai người Quách, Dương rồi rót cho mình một chén, uống cạn một hơi, nói: - Nhạc gia gia có hai câu thơ là: Chí mạnh đói ăn thịt giặc Hồ. Nói cười khát uống máu Hung Nô. Hai câu thơ ấy đúng là nói lên tâm sự của toàn thể bách tính Trung Quốc. Ồ, thằng đại gian thần Tần Cối ấy may lắm, tiếc là chúng ta lại sinh muộn mất sáu mươi năm. Quách Khiếu Thiên hỏi: - Nếu sinh sớm sáu mươi năm thìsao? Trương Thập Ngũ nói: - Lúc bấy giờ mà bằng vào khí khái anh hùng, thân thủ hào kiệt của hai vị, tìm tới Lâm An bắt thằng gian thần ấy, ba người bọnta ăn thịt uống máu y thì không phải ngồi đây ăn đậu hủ uống rượu lạnh! Ba người cười rộ. Dương Thiết Tâm thấy một vò rượu đã cạn liền gọi thêm vò nữa, ba người mặc sức chửi mắng Tần Cối. Người què lại bưng ra một đĩa đậu hủ, một đĩa đậu phụng, nghe ba người chửi tới lúc sướng miệng đột nhiên khà khà buông hai tiếng cười nhạt.Dương Thiết Tâm hỏi Khúc Tam: - Có chuyện gì vậy? Ngươi nói bọn ta chửi Tần Cối là không phảisao? Lão què Khúc Tam nói: - Chửi hay lắm, chửi hay lắm, có gìkhông đúng chứ? Có điều ta nghe người ta nói trong chuyện giết Nhạc gia gia để giảng hòa thìkẻ đầu sỏ tội ác lại không phải là Tần Cối. Ba người đều kinh ngạc, cùng hỏi: - Không phải là Tần Cối sao? Thế thì là ai? Khúc Tam nói: - Tần Cối làm Tể tướng, nghị hòa cũng được, không nghị hòa cũngđược, y vẫn làm Tể tướng. NhưngNhạc gia gia toàn tâm toàn ý muốn diệt Kim, rước hai vua Huy tông, Khâm tông về. Hai ông vua ấy mà về thì Cao tông hoàng đế sẽ làm gì? Y nói xong mấy câu ấy lại tập tễnh bước qua ngồi xuống chiếc ghế gỗ ngẩng đầu nhìn trời, lại ngồi yên xuất thần. Gã Khúc Tam này nhìn mặt bất quá chỉ hai mươi tuổi mà lưng còng gập xuống, tóc điểm màu sương. Nhìn sau lưng giống hệt một ônggià. Trương Thập Ngũ và Quách, Dương hai người nhìn nhau im bặt. Hồi lâu Trương Thập Ngũ mới nói: - Đúng, đúng lắm! Vị huynh đệ đây nói rất đúng. Đúng là người đầu sỏ hại chết Nhạc gia gia e không phải là Tần Cối mà là Cao tông hoàng đế.như núi Thái bèn nói đó là công của Tần Cối. Tần Cối vốn đã được phong là Lỗ quốc công, đến lúc ấy lại được gia phong là Thái sư vinh sủng không ai bằng, quyền thế nghiêng trời. Cao tông truyền ngôi cho Hiếu tông. Hiếu tông truyền ngôi cho Quang tông thì người Kim chiếm được quá nửa giang sơn của chúng ta. Quang tông truyền tới Khánh Nguyên hoàng đế hiện nay, ông ta ngồi trên ngai vàng ở Lâm An đã năm năm, trọng dụng vị Hàn Sá Trụ. Hàn Tể tướng thì từ nay trở đi sẽ ra sao? Hà hà, khó nói lắm, khó nói lắm?Vừa nói vừa lắc đầu quầy quậy. Quách Khiếu Thiên nói: - Khó nói cái gì? Đây là chỗ thôn quê, cứ nói không hề gì, không phải như trong thành Lâm An tai vách mạch rừng. Thằng Tể tướnggiặc cướp Hàn Sá Trụ ấy thì ai chẳng biết là một tên đại gian thần? Nói tới bản lĩnh hại nước hại dân thì Tần Cối cũng phải chắp tay xin kết nghĩa anh em vớiy. Trương Thập Ngũ nói tới chuyện hiện tại lại hơi sợ không dám nói thẳng, uống một chén rượu, nói: - Quấy quả hai vị một bữa rượu, tiểu nhân cũng có một câu muốn khuyên, hai vị là nam tử hán ngaythẳng, lời lẽ việc làm cũng nên cẩn thận để tránh tai họa. Thời thế đã thế này, bách tính chúng ta cũng chỉ còn cách ngậm đắng nuốt cay sống cho qua ngày thôi. Ồ! Đúng là: Ngoài cảnh lầu cao lại có lầu. Tây Hồ múa hát đến khi nào? Gió nam thổi tới người say khướt! Cứ nói: Hàng Châu tức Biện Châu. Dương Thiết Tâm hỏi: - Bốn câu thơ ấy là nói chuyện cổ nào vậy? Trương Thập Ngũ nói: - Không phải nói chuyện cổ, mà nói vua tôi nhà Đại Tống ta chỉ lo uống rượu làm vui cạnh Tây Hồ, thưởng thức ca múa, tính là đời này qua đời khác cứ lấy Hàng Châu làm kinh đô, không nghĩ tới việc thu hồi đất cũ, lấy lại cựu đô Biện Lương nữa. Trương Thập Ngũ uống đến khi say khướt mới cáo từ, xiêu xiêu vẹo vẹo đi về hướng Lâm An, chỉ nghe y lẩm bẩm mấy câu trong bài Mãn giang hồng của Nhạc PhiNhục Tỉnh Khang Chưa rửa hết.
Trang tiep
Trang chu

Online Thichghe.tk

asiawap.in

asiawap.inapiekTOP